Prove Jesus | The Witnesses of Jesus and Their Testimony | Vietnamese

header image1920 1105

QUAN ĐIỂM CỦA MỘT LUẬT SƯ LIÊN QUAN ĐẾN BẰNG CHỨNG VỀ CHÚA GIÊ-XU

Tác giả  

DALE ONEAL

LUẬT SƯ TẠI FORT WORTH, TEXAS

Chúa Giê-xu phán Ngài là con đường duy nhất đến Đức Chúa Trời. Con đường duy nhất dẫn đến sự sống đời đời và sự cứu rỗi. Chúng ta có thể tin vào những lời tuyên bố này của Chúa Giê-xu hay không?

Chúng ta có đang tin một cách mù quáng hay thật sự có bằng chứng cho thấy Chúa Giê-xu thật là Đấng như lời Ngài phán?

Là một luật sư, tôi muốn xem xét bằng chứng thật sự về Chúa Giê-xu; các nhân chứng và lời chứng của họ về Ngài cũng như những lời tiên tri ngày xưa về Đấng Mê-si sẽ đến.

Số phận đời đời của tôi đang bị đe doạ. Số phận đời đời của bạn cũng vậy. Vì vậy, hãy tưởng tượng bạn là một vị quan toà hay bồi thẩm đoàn và cùng tôi xem xét bằng chứng thật sự về Chúa Giê-xu.

LỜI TIÊN TRI TRONG CỰU ƯỚC

Các tiên tri trong Cựu ước thường nói trước về tương lai. Mạng sống của họ cũng phụ thuộc vào tính chính xác của những lời tiên tri họ nói. Nếu những lời dự báo về tương lai sai, nhà tiên tri sẽ bị ném đá đến chết.

Các tiên tri trong Cựu ước đã nói tiên tri về Đấng Mê-si, là đấng sẽ đến, hàng trăm năm trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh. Khoảng thời gian này rất quan trọng. Không ai có thể vượt qua 400 năm để dự đoán về tương lai. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể làm được điều này.

Những lời tiên tri này là lời mà không ai có thể thay đổi sự việc (hay kinh nghiệm sống) để chứng tỏ người đó đã làm thành những lời tiên tri. Những lời tiên tri cụ thể mà chỉ một người trong lịch sử có thể làm trọn. Những lời tiên tri cụ thể từng chi tiết mà bất kỳ vị Quan toà hay Bồi thẩm đoàn nào cũng dễ dàng nhận ra sự thật qua sự ứng nghiệm những lời tiên tri. Và những lời này được nhiều tiên tri nói đến. Đây là cách minh chứng tính xác thật.

Không có máy ghi hình hay điện thoại iPhone để ghi lại các sự kiện.

Chúng ta hãy cùng xem xét một số các lời tiên tri cụ thể trong Cựu ước để xem liệu Chúa Giê-xu “chắc chắn” đã làm trọn những lời tiên tri hay không. 

 

SỰ GIÁNG SINH CỦA CHÚA GIÊ-XU BỞI NỮ ĐỒNG TRINH

Cược ước nói đến điều này hai lần. Sáng thế ký 3: 15 cho biết Đấng Mê-si sẽ được sinh ra bởi “một người nữ” (không có người nam dự phần). Cựu ước cũng nhắc đến “một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai” Ê-sai 7:14.

Ê-sai thường được xem là một trong những tiên tri lớn trong Cựu ước. Những lời tiên tri của ông nói đến sự cứu rỗi dành cho con người. Đa số các học giả đồng ý rằng sách Ê-sai được viết vào khoảng 800 năm trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh.

Lời tiên tri cụ thể này được Chúa Giê-xu làm trọn. Ma-thi-ơ 1: 18 giải thích rằng Ma-ri chưa từng biết người nam nào, nhưng Ma-ri lại mang thai. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn những sự việc này. Bằng chứng. Such Ma-thi-ơ cho biết khi Giô-sép biết chuyện Ma-ri có thai, ông dự định sẽ âm thầm từ hôn sau khi con trẻ được sinh ra. Nhưng thiên sứ đã hiện ra với Giô-sép trong giấc mơ và giải thích với ông rằng con trẻ không phải là sự kết hiệp thể xác với một người nam. Vì vậy, Giô-sép đã vẫn ở lại với Ma-ri. Là một người nam và là một luật sư, tôi tin vào sự việc này. Nếu Giô-sép không tin đây là điều Chúa làm, ông đã dễ dàng rời bỏ Ma-ri và con trẻ. Nơi vợ chồng ông sống là một thị trấn nhỏ bé, bụi bặm, nơi mọi người đều biết rõ nhau. Phụ nữ bàn tán chuyện mỗi ngày. Giô-sép đã không rời đi dù ông vẫn có quyền làm vậy. Luật pháp vào thời đó cho phép người nam có thể ly dị vợ mình vì bất kỳ lý do nào mà không cần phải thông qua mọi thủ tục pháp lý. Giô-sép đơn giản có thể từ bỏ vợ mình. Nhưng ông đã không làm như vậy. Ông đã tin lời của thiên sứ. Tôi tin Chúa Giê-xu cũng được sinh ra bởi một nữ đồng trinh sau khi xem xét bằng chứng trong sách Ma-thi-ơ.

 

CHÍNH XÁC NƠI CHÚA SINH RA

Cách đây 2.000 năm, thế giới không đông đúc như hiện nay. Theo các nhà khảo cổ học, khu vực là nước Israel ngày nay cũng không phát triển. Thế nhưng, Cựu ước cho biết Đấng Mê-si sẽ được sinh ra tại một trong những thành nhỏ nhất trong khu vực, là thành Bết-lê-hem Ép-ra-ta.

Mi-chê 5 cho biết, “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai-trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc-tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô-cùng.”

Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm lời tiên tri này và chúng ta có hai cách để chứng minh điều đó.

Thứ nhất, Ma-thi-ơ 2: 1 đã nói rõ rằng Chúa Giê-xu sẽ được sinh ra tại thành Bết-lê-hem. Thật ra, phân đoạn Kinh thánh đó cũng đưa ra cụ thể thời điểm, đó là “vào thời vua Hê-rốt”.

Thứ hai, vua Hê-rốt cảm thấy bị đe doạ khi nghĩ rằng sẽ có một vị vua Do thái tranh quyền với ông. Vì vậy, vua đã hỏi riêng các bác sĩ, những người đã khẳng định rằng Đấng Mê-si sẽ được sinh ra tại thành Bết-lê-hem Ép-ra-ta. Họ cũng khẳng định điều này khi trưng dẫn các đoạn Kinh thánh thời xưa (Cựu ước). Cách vua Hê-rốt giải quyết mối hiểm hoạ này là giết hại tất cả các bé trai được sinh ra trong thành Bết-lê-hem vào khoảng thời gian Chúa Giê-xu được sinh ra.

Kinh thánh ghi lại việc sát hại mọi bé trai trong một thành cụ thể tại một thời điểm cụ thể trong lịch sử.

Tên gọi chính xác của thành nhỏ bé đó là Bết-lê-hem.

Các bác sĩ đã cho vua biết tên của thành. Là một luật sư, với tôi đây là một bằng chứng tuyệt vời, đầy thuyết phục.

 

ĐẤNG MÊ-SI SẼ ĐƯỢC GỌI RA KHỎI AI CẬP

Như chúng ta đã thấy trên đây, thiên sứ cho Giô-sép biết về sự giáng sinh của con trẻ. Sau khi Chúa Giê-xu được sinh ra, thiên sứ cũng báo cho Giô-sép đưa con trẻ và mẹ Ngài đi trốn sang Ai cập. Thiên sứ phán, “Cứ ở đó cho tới chừng nào ta bảo ngươi vì vua Hê-rốt sẽ kiếm con trẻ ấy mà giết”.

Thế là Giô-sép đem Ma-ri và Chúa Giê-xu lánh sang Ai cập.

Sách của tiên tri Ô-sê trong Cựu ước cũng tuyên bố “Ta gọi con trai Ta ra khỏi Ê-díp-tô”.

Lời bình của luật sư: Trong sách Ô-sê, người được nhắc đến được goi là “con trai Ta”. Hãy nhớ Chúa Giê-xu luôn được gọi là “Con Trời”.

Hàng trăm người chứng kiến cũng nghe thấy giọng nói từ trời phán rằng “đây là con yêu dấu của ta” trong Ma-thi-ơ 3: 17.

Hãy thử hình dung có người Do thái nào muốn chạy trốn sang Ai cập. Trong số tất cả các nơi trên thế giới. Ai cập chính là nơi mà người Do thái bị bắt làm phu tù, dẫn đến cuộc Xuất Ê-díp-tô ký của người Do thái.

Các dữ kiện thật choáng ngợp: Đấng Mê-si được gọi ra khỏi Ai cập. Chúa Giê-xu được gọi ra khỏi Ai cập. Thời điểm chạy trốn sang Ai cập cũng tương ứng với sự việc sát hại trẻ nhỏ được tài liệu ghi nhận.

Tôi không nghi ngờ gì nữa.

 

ĐẤNG MÊ-SI SẼ ĐẾN TỪ GA-LI-LÊ

Ê-sai 9: 1-2 cho biết “Trong kỳ sau Chúa đã làm cho đất gần mé biển, tức là nơi bên kia sông Giô-đanh, trong xứ Ga-li-ê của dân ngoại, được vinh hiển. Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết.”

Đây là một lời tiên tri nổi bật, được viết 900 năm trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh. Lời tiên tri nói trước về sự sáng lớn.

Ngài sẽ đến từ Ga-li-lê. Chúa Giê-xu có đến từ Ga-li-lê không? Chúng ta hãy cùng xem bằng chứng.

Đúng vậy, Chúa Giê-xu đến từ xứ Ga-li-lê. Thật ra, chính tại xứ Ga-li-lê, Chúa Giê-xu đã giảng dạy Các phước lành. Chính tại xứ Ga-li-lê, Chúa Giê-xu đã thực hiện nhiều phép lạ. Xem Ma-thi-ơ 4 và Mác 1: 35-39 và Lu-ca 4: 42-43. Chúa Giê-xu đến từ xứ Ga-li-lê. Đây là nơi quan trọng trong cuộc đời của Ngài. 

Chúa Giê-xu có phải là “sự sáng lớn” không?

Khi Sau-lơ đang trên đường tới thành Đa-mách, “có một ánh sáng từ trời soi sáng chung quanh người” Công vụ các sứ đồ 9: 4.

Ánh sáng chói loà đến nỗi đã khiến Sau-lơ bị mù. Sau-lơ đã hỏi, “Lạy Chúa, Chúa là ai?” Ánh sáng đó đã trả lời ông rằng, “Ta là Giê-xu mà người bắt bớ” Công vụ các sứ đồ 9: 5.

Tiên tri Ê-sai đã nói trước rằng “sự sáng lớn” sẽ xuất hiện tại Ga-li-lê. Ê-sai nói tiên tri về điều này 900 năm trước sự giáng sinh của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu đã xuất hiện tại Ga-li-lê. Chúa Giê-xu phán Ngài là sự sáng của thế gian. Sau-lơ đã được thuyết phục rằng sự sáng này là Chúa Giê-xu đến nỗi ông đã tin Chúa trọn đời. Trước đó, Sau-lơ đã bắt bớ các tín đồ ban đầu, và giết hại mọi Cơ đốc nhân mà ông tìm thấy. Sau khi gặp được sự sáng này, tên gọi và cuộc đời của ông đã được thay đổi mãi mãi. Ông đổi tên thành Phao-lô và đi khắp thế gian rao giảng Chúa Giê-xu chính là Đấng Mê-si. Phao-lô cũng viết phần lớn các sách trong Tân ước, là phần tuyên xưng Chúa Giê-xu là Chúa.

Bằng chứng về lời tiên tri này thật đáng kinh ngạc. Sự sáng. Từ một khu vực cụ thể, đặc biệt với Chúa Giê-xu.

Ghi chú: Trong Giăng 18: 6, khi Chúa Giê-xu bị bắt trong vườn, Ngài bị một đội quân La-mã đông đảo đến bắt đi. Khi những người lính La-mã bắt Chúa Giê-xu, Ngài đã nói, “Chính ta đây”. Ngay lập tức, các binh lính “bèn thối lui và té xuống đất”. Kinh thánh không cho biết lý do tại sao binh lính bị té xuống, nhưng tôi cho rằng ấy là do một ánh sáng giống như ánh sáng mà Sau-lơ đã gặp trên đường đi đến thành Đa-mách. Không ai đụng đến các binh lính. Cũng không ai nói điều gì khiến những người lính La-mã này phải “té xuống đất”.

Chỉ có Chúa Giê-xu đã làm thành lời tiên tri được ghi lại 900 năm trước khi Ngài giáng sinh.

 

THỜI ĐIỂM ĐẤNG MÊ-SI PHẢI CHỊU CHẾT

Cựu ước tiên đoán về thời điểm chịu chết của Đấng Mê-si. Chính xác vào tuần Ngài phải hi sinh. Một tuần trong cả lịch sử, và chính tuần đó được nói tiên tri cách đó hàng ngàn năm!

Tuần lễ đó chính là tuần mà Chúa Giê-xu phải hi sinh trên thập tự giá! Sau đây là bằng chứng:

Sách Đa-ni-ên được khoảng 600 năm trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh và sống trên đất. Đa-ni-ên 9: 25 chép, “Ngươi khá biết và hiểu rằng từ khi lệnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ”.

Lời bình của luật sư: Vào thời điểm mà sách Đa-ni-ên được viết ra, một năm được tính theo năm âm lịch. Năm âm lịch có 360 ngày, chứ không phải là 364, 24 ngày như lịch hiện đại của chúng ta.

Bảy tuần (năm) và sáu mươi hai tuần (năm) sẽ là 69 tuần, hay 483 năm âm lịch.

Mỗi năm âm lịch có 360 ngày. Vì vậy, 483 năm âm lịch sẽ là 173.800 ngày. Do đó, chính xác là 173.800 ngày kể từ lúc có lệnh tu bổ thành Giê-ru-sa-lem đến ngày Đấng Mê-si phải chịu chết.

Lịch hiện đại của chúng ta tính 365,25 ngày trong một năm. Để tính số năm theo lịch đương đại, chúng ta phải lấy 173.880 chia cho 365,24.

Kết quả chúng ta có được là 476 năm kể từ ngày có lệnh tu bổ cho đến ngày Đấng Mê-si chịu chết, tính theo năm hiện đại.

Chính xác 476 năm trước khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá, Vua Ạt-ta-xét-xe, vua Ba-tư đã ban chiếu chỉ cho Nê-hê-mi xây lại đền thờ tại Giê-ru-sa-lem.

Chúng ta biết chính xác ngày của chiếu chỉ vì Kinh thánh nói rõ “đương năm thứ hai mươi đời vua Ạt-ta-xét-xe, tháng Ni-san”.

Ngày tháng tương ứng với “năm thứ mươi hai đời vua Ạt-ta-xét-xe, tháng Ni-san” là ngày 5 tháng 3 năm 444 TC.

Đúng 476 năm sau ngày 5 tháng 3 năm 444 TC chính xác là ngày Chúa Giê-xu chịu đóng đinh trên thập tự giá. Các nhà sử học vào thời Chúa Giê-xu đã đánh dấu và miêu tả các sự kiện xảy ra trong ngày này. Sử học gia người Do thái, Josephus cũng cho chúng ta chính xác cùng ngày Chúa Giê-xu chịu chết.

Hãy tưởng tượng một lời tiên tri cụ thể về một ngày cụ thể về một cái chết được dự báo trước. Mốc thời gian được tính bắt đầu với chiếu chỉ của một vị vua. Chiếu chỉ này được ghi lại trong Cựu ước và được mọi người Do thái tôn trọng. Lời tiên tri cũng nói cụ thể đến một thành (tức thành Giê-ru-sa-lem) và về một chiếu chỉ cụ thể được ban ra. Cái chết của Chúa Giê-xu cũng CHÍNH XÁC trùng với ngày mà lời tiên tri đã tiên đoán. Chính xác đến từng ngày. Có quá nhiều chi tiết nên chúng ta không thể bỏ qua. Có quá nhiều chi tiết nên chúng ta không thể nghi ngờ gì. Tôi, với tư cách là một luật sư, không nghi ngờ gì. Bằng chứng này giống như bằng chứng “dấu vân tay” hay ADN vậy. Đây là bằng chứng thuyết phục nhất tồn tại lúc bấy giờ. Và bằng chứng đó cũng chỉ ra một ngày quan trọng nhất trong lịch sử của nhân loại. Không ai khác ngoài Chúa Giê-xu có thể làm thành lời tiên tri đó.

Bất kỳ bồi thẩm đoàn nào cũng tin vào bằng chứng này. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta vẫn còn thêm nhiều thông tin nữa.

 

BỊ BẠN HỮU PHẢN BỘI

Cựu ước đã nói tiên tri rằng đấng Mê-si sẽ bị bạn hữu phản bội. Thi thiên 41: 9.

Thật vậy, toàn bộ câu Kinh thánh này trong Cựu ước là “Đến đỗi người bạn thân tôi, Mà lòng tôi tin cậy, và đã ăn bánh tôi, Cũng giơ gót lên nghịch cùng tôi.”

Sự ứng nghiệm của lời tiên tri 2.500 tuổi này thật lạ lùng. Sự ứng nghiệm của lời tiên tri cổ xưa này có ít nhất 12 người chứng kiến.

Trong bữa ăn cuối cùng, Chúa Giê-xu đã nói trước với các bạn hữu thân cận của Ngài rằng “Kẻ nào để tay vào mâm với ta, ấy là kẻ sẽ phản ta.” Ma-thi-ơ 26:23.

Như chúng ta đều biết, chính Giu-đa là người đã để tay vào mâm với Chúa và chính Giu-đa là người đã phản Chúa Giê-xu Christ.

Việc ứng nghiệm lời tiên tri một cách chính xác và hoàn hảo. Đây là một bằng chứng kinh ngạc rằng Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si, là Đấng làm thành lời tiên tri.

 

BA MƯƠI NÉN BẠC

Xa-cha-ri 11: 13 cho biết Đấng Mê-si sẽ bị phản bội và bị bán với giá ba mươi nén bạc.

Đây là một lời tiên tri cụ thể khác. Chính xác 30 nén bạc, một thứ kim loại cụ thể. Không phải vàng hay chì hay đồng. Không phải 24 hay 40 hay một con số nào khác.

Ba mươi nén bạc.

Lời tiên tri được viết vào khoảng năm 518 TC. Một lần nữa, khoảng 500 năm trước sự giáng sinh của Chúa Giê-xu, Đấng Mê-si.

Lời tiên tri này được ứng nghiệm một cách chính xác và sự ứng nghiệm này xảy ra trước mặt các thầy tế lễ. Thật ra là trước sự có mặt của các thầy tế lễ cả. Chính xác hơn, chính những thầy tế lễ cả này là người đã đếm 30 nén bạc. Ma-thi-ơ 26: 14-16.

Các nhân chứng cho sự ứng nghiệm của lời tiên tri này là các thầy tế lễ! Hãy tưởng tượng có một số nhân chứng xuất hiện tại toà án, tất cả đều kể chính xác cùng một câu chuyện. Mỗi nhân chứng đều khai rằng họ đã nhìn thấy ba mươi nén bạc được đếm để trả công cho sự phản bội. Mỗi nhân chứng đều là thầy tế lễ. Hãy thử hình dung 30 nhân chứng tại toà án, tất cả đều kể cùng một câu chuyện. Ai sẽ nghi ngờ họ? Ai có thể nghi ngờ họ?

Không một quan toà hay bồi thẩm đoàn nào sẽ nghi ngờ họ.

Chuyện gì đã xảy ra với 30 nén bạc? Trong cùng sách Xa-cha-ri, lời tiên tri tiếp tục cho biết 30 nén bạc sẽ bị “đem quăng cho thợ gốm” theo lời phán của Chúa.

500 năm sau, Giu-đa được trả 30 nén bạc. Khi nhận ra lỗi lầm của mình là phản bội Chúa Giê-xu, Giu-đa đã đem trả lại 30 nén bạc cho các thầy tế lễ cả. Giu-đa đã quăng 30 nén bạc vào đền thờ theo đúng nghĩa đen. Các thầy tế lễ cả không muốn giữ số tiền này vì nói rằng đây là “đồng tiền vấy máu” bởi số tiền này được dùng để phản bội Chúa Giê-xu và đưa Ngài đến chỗ chịu chết trên thập tự. Ma-thi-ơ 27: 6.

Thay vào đó, các thầy tế lễ cả đã dùng số tiền để mua “ruộng của kẻ làm đồ gốm” để chôn những khách lạ. Ma-thi-ơ 27: 7.

Hãy cùng xét lại bằng chứng: 30 nén bạc, số tiền được dùng để mua sự phản bội một người bạn và cùng số tiền 30 nén bạc được dùng để mua ruộng của kẻ làm đồ gốm.

Tất cả các sự việc đều được các thầy tễ cả chứng kiến, cũng là những người dự phần vào mọi việc!

 

CHÚA GIÊ-XU BỊ ĐÓNG ĐINH

Việc Chúa Giê-xu bị đóng đinh là sự kiện được chấp nhận nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Các sử gia người Do thái cũng viết về sự đóng đinh của Chúa. Các sử gia người La-mã và người Hi lạp cũng viết về sự đóng đinh của Ngài.

Sự đóng đinh của Chúa Giê-xu cũng đã được nói tiên tri rất chi tiết. Thời điểm cũng được nói trước. Phương cách cũng được nói trước. Các chi tiết nhỏ nhất liên quan đến sự việc cũng được nói trước. Và lời tiên tri về sự đóng đinh đã được nói đến cách đó hàng ngàn năm trước khi việc Chúa bị đóng đinh thật sự xảy ra. Sau đây là bằng chứng về những lời tiên tri liên quan đến sự đóng đinh:

Sách Ê-sai là một sách tiên tri. Ê-sai 53: 4-5 chép, “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.”

Đây là lời tiên tri về việc Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá.

Trở lại với sách Ê-sai, câu 53: 12 chép rằng “Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn. Người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội.” Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh, hai bên là hai kẻ tội phạm cũng bị đóng đinh (bị kể vào hàng kẻ dữ)

Thi thiên 22: 16 và Xa-cha-ri 12: 10 nói tiên tri rằng tay và chân Ngài sẽ bị đóng đinh. Khi Chúa Giê-xu bị treo trên thập hình, tay và chân Ngài đã bị đóng đinh. Việc Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá xảy ra trước sự có mặt của hàng trăm nhân chứng. Đây hoàn toàn là sự ứng nghiệm của lời tiên tri cụ thể này.

Thi thiên 22 được gọi là Thi thiên về Đấng Mê-si vì thi thiên này là lời tiên tri rõ ràng và sống động về sự đóng đinh của Chúa Giê-xu. Các học giả tin rằng Sách Thi thiên được viết vào thời vua Đa-vít, khoảng 1.000 năm trước sự giáng sinh của Chúa Giê-xu.

Hãy cùng xét đến bằng chứng của lời tiên tri cụ thể này và sự ứng nghiệm của lời đó:

Thi thiên 22: 6 chép Đấng Mê-si sẽ là “điều ô nhục của loài người và vật khinh dễ của dân sự”. Cái chết từ từ trên thập tự giá trước công chúng là một điều ô nhục và điều khinh dễ đúng theo nghĩa đen.

Thi thiên 22: 7 chép Đấng Mê-si sẽ bị bất kỳ ai nhìn thấy “đều cười nhạo”. Mục đích của việc xử tử trước công chúng là để cười nhạo người đang hấp hối.

Thi thiên 22: 7 tiếp tục rằng “[chúng] trề môi, lắc đầu”. Đám đông buông lời sỉ nhục Chúa Giê-xu. Đó là lý do vì sao họ đến. Ma-thi-ơ 27: 41 cho chúng ta biết “Các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo và các trưởng lão cũng nhạo Ngài”. Chúa bị những người lãnh đạo đương thời và cả những người đi đường cười nhạo. Tất cả đều là sự ứng nghiệm lời tiên tri cách đó 1.000 năm!

Thi thiên 22: 8 nói trước rằng những người đi đường chứng kiến cảnh Đấng Mê-si bị treo trên thập tự sẽ cười nhạo Ngài vì “Ngài phú thác mình cho Đức Giê-hô-va” để “Ngài khá giải cứu người; Ngài khá giải cưới người, vì Ngài yêu mến người”. Ma-thi-ơ 27 cũng chép lại cách nhiều người trong đám đông đã chế giễu Chúa Giê-xu và nhạo báng Ngài hãy tự cứu lấy mình nếu Ngài là Đấng Christ (Con Trời).

Thi thiên 22: 9 chép Đấng Mê-si sẽ được rút khỏi lòng mẹ. Tất cả các sách Phúc âm đều tuyên bố rằng Chúa Giê-xu được sinh ra bởi một nữ đồng trinh.

Thi thiên 22: 11 nói trước về cái chết của Đấng Mê-si rằng “sự gian truân hầu gần và chẳng có ai tiếp cứu cho”. Không ai giúp đỡ Chúa khi Ngài bị treo trên thập tự giá.

Thi thiên 22: 12 nói trước về cái chết của Đấng Mê-si rằng “nhiều bò đực bao quanh tôi”. Tại thập hình, Chúa Giê-xu bị một đội quân La-mã, quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới, đứng canh bao quanh. Đây cũng là sự ứng nghiệm chính xác của lời tiên tri cách đó 1.000 năm.

Thi thiên 22: 13 tiên đoán “sư tử hay cắn xé và gầm thét”. Chúa Giê-xu đã bị đánh và đập. Các nhà sử học nói rằng lưng của Ngài hẳn đã bị toạc da, bị thương tơi tả từ những lằn đòn tra khảo xảy ra trước khi bị đóng đinh trên thập tự.

Thi thiên 22: 4 tiên đoán đấng Mê-si cũng sẽ “bị đổ ra như nước”. Điều này được ứng nghiệm chính xác khi sườn của Chúa Giê-xu bị đâm và “nước chảy ra” Giăng 19: 34

Thi thiên 22: 14 cũng tiên đoán rằng “xương cốt [của Đấng Mê-si] đều rã rời”. Điều này được ứng nghiệm chính xác trong Giăng 19: 31-34. Việc bị đóng đinh trên thập tự dẫn đến hậu quả là xương bị đánh gãy. Điều thú vị là khi lời tiên tri này xảy ra, hình thức đóng đinh trên thập tự vẫn chưa tồn tại. Đây là sự ứng nghiệm chính xác lời tiên tri cách đó 1.000 năm. Một lời tiên tri về cách thức hành hình vẫn chưa còn được biết đến lúc lời tiên tri được nói ra.

TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG LỜI TIÊN TRI TRONG CỰU ƯỚC ĐÃ ĐƯỢC MỘT MÌNH CHÚA GIÊ-XU LÀM THÀNH. NGÀI ĐÃ BỊ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ. 

SỰ PHỤC SINH

Chúa Giê-xu không bị đóng đinh mãi. Cơ đốc nhân tin rằng Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi chết. Là một luật sư, tôi muốn biết đâu là bằng chứng về sự phục sinh?

BẰNG CHỨNG VỀ SỰ PHỤC SINH:

Sứ đồ Phao-lô viết hơn 500 người nhìn thấy Chúa Giê-xu phục sinh trên đất sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng điều thú vị về lời khẳng định của Phao-lô về 500 nhân chứng là vào lúc ông viết ra lời đó “nhiều người trong số họ (các nhân chứng) vẫn còn sống.”

Vẫn còn sống? Điều đó có nghĩa là khi Giăng viết lá thư mà sau này là sách 1 Cô-rinh-tô, nhiều người trong số các nhân chứng vẫn còn sống! Điều đó có nghĩa là nếu ai nghi ngờ Phao-lô, thì người đó nghi ngờ các nhân chứng. Hãy hỏi họ về những gì họ nhìn thấy. Hãy so sánh lời chứng của các nhân chứng khác nhau. Hãy đi theo con đường bụi mờ đến ngôi làng lân cận và hỏi thêm các nhân chứng khác về sự phục sinh!

Là một luật sư, tôi sẽ tin vào những điều Phao-lô viết nếu ông viết rằng phần lớn trong số 500 nhân chứng vẫn còn sống (và đúng là ông có viết như vậy). Đơn giản là có quá nhiều người nên không thể kiểm tra chéo và nghi ngờ tính chân thật của họ. Thật ra, Phao-lô ngụ ý rằng phần lớn trong số 500 nhân chứng vẫn còn sống vào thời điểm ông viết thư.

THÊM BẰNG CHỨNG VỀ SỰ PHỤC SINH:

Ngoài 500 nhân chứng kể trên, Chúa Giê-xu cũng đã hiện ra với các môn đồ sau khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự. Những môn đồ này là nhân chứng cho sự phục sinh. Họ kể cho nhiều người khác trong xứ và Cơ đốc giáo lan rộng khắp nơi. Thật vậy, Cơ đốc giáo nhanh chóng lan rộng đến nỗi đế quốc La-mã đã quyết định dập tắt Cơ đốc giáo. Hoàng đế Trajan của La-mã đã bắt 47 người lãnh đạo của Cơ đốc giáo và đem họ ra tra khảo. Những người lãnh đạo, kể cả các nhân chứng nhìn thấy sự phục sinh, được cho biết nếu họ chối bỏ sự phục sinh của Chúa Giê-xu và tôn sùng hoàng đế Trajan, họ sẽ được tha tội chết.

Từng môn đồ trong nhóm đó đã chọn cái chết thay vì phủ nhận rằng sự phục sinh chưa từng xảy ra!

Quân đội La-mã là đội quân hùng mạnh nhất trên thế giới thời bấy giờ. Không tuân theo La-mã cũng đồng nghĩa với cái chết. Nhưng những người đánh cá hèn mọn, những người thâu thuế và những người nghèo khó này đã chọn thà không tuân theo La-mã và chấp nhận cái chết còn hơn là chối bỏ sự phục sinh!

Là một luật sư, tôi tin rằng những môn đồ này đã nhìn thấy Chúa Giê-xu phục sinh sau khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự! Nếu không thì tại sao họ lại thà chọn cái chết? Nếu họ không nhìn thấy Chúa Giê-xu phục sinh, họ đã chết vì một lời dối trá và họ biết vậy! Nếu bạn biết một điều nào đó là lời dối trá, liệu bạn có sẵn sàng chết vì điều đó không? CHẮC CHẮN KHÔNG!

Là một luật sư, tôi tin các môn đồ tuẫn vì đạo đã nhìn thấy Chúa Giê-xu phục sinh!

 

LẠI THÊM BẰNG CHỨNG VỀ SỰ BẰNG CHỨNG CỦA CHÚA GIÊ-XU

Sứ đồ Phao-lô viết phần lớn Tân ước. Nhưng trước khi trở thành Phao-lô, ông là Sau-lơ. Sau-lơ là một người Do thái nóng cháy, tận hiến với việc gìn giữ và bảo vệ niềm tin Do thái. Sau-lơ dành cả đời để bắt bớ và giết hại các Cơ đốc nhân đầu tiên. Thật vậy, Sau-lơ hết lòng với việc bắt bớ Cơ đốc nhân đến nỗi ông cũng dự phần vào việc ném đá Ê-tiên, một trong các môn đồ, đến chết.

Nhưng theo Sau-lơ, trong thư do chính tay ông viết, khi đang đi trên đường (đến thành Đa-mách) để đuổi theo các Cơ đốc nhân, một ánh sáng chói loà soi sáng xung quanh ông và khiến ông té xuống đất. Sau-lơ đã hỏi ánh sáng rằng chúa là ai. Ánh sáng đã trả lời, “Ta là Giê-xu mà ngươi bắt bớ”. Sau-lơ sau đó đã thay đổi hoàn toàn. Ánh sáng đã khiến ông bị mù tạm thời. Rồi Sau-lơ được sáng mắt và trở thành một tín đồ! Ông đã gặp gỡ Chúa Giê-xu phục sinh. Sau-lơ, một người từng bắt bớ và sát hại Cơ đốc nhân giờ đây trở thành Cơ đốc nhân! Ông đã tin nhận Chúa! Ông đã đổi tên thành Phao-lô và dành cả quãng đời còn lại của mình để làm chứng về sự phục sinh của Chúa Giê-xu.

Phao-lô đã chịu nhiều khó khăn khi đi rao giảng về Chúa Giê-xu. Phao-lô đã bị bắt, bị đánh đập, bị tra khảo và chễ giễu vì lời chứng của ông về Chúa Giê-xu. Nhưng ông chưa bao giờ nao núng.

Ông bị đắm thuyền vì Chúa Giê-xu nhưng ông vẫn tiếp tục.

Phao-lô đã chịu mọi điều khốn khổ và tra khảo khi ông làm chứng về Chúa. Là một luật sư, khi học biết về cuộc đời của Phao-lô, tôi tin vào sự phục sinh! Nếu ông không nhìn thấy Chúa Giê-xu phục sinh, thì vì sao ông đột nhiên thay đổi toàn bộ mục đích của cuộc đời mình? Tại sao Phao-lô lại chịu bị đánh đập và tù đày vì cớ Chúa Giê-xu nếu không phải vì ông tin vào sự phục sinh của Chúa Giê-xu? Là một luật sư, đời sống của Phao-lô đã chứng minh cho tôi thấy sự phục sinh của Chúa Giê-xu đã thật sự xảy ra, rằng Phao-lô đã nhìn thấy Chúa Giê-xu phục sinh và những thư tín của ông đã chứng mình điều đó!

 

ĐỨC CHÚA TRỜI TUYÊN BỐ CHÚA GIÊ-XU LÀ CON NGÀI TRƯỚC SỰ CHỨNG KIẾN CỦA BA NHÂN CHỨNG

Một phân đoạn Kinh thánh rất nổi tiếng là câu chuyện Chúa Giê-xu hoá hình

“Khỏi sáu ngày, Đức Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng đi tẻ với Ngài lên núi cao; và Ngài hóa hình trước mặt ba người. Áo xống Ngài trở nên sáng rực và trắng tinh chói lòa, đến nỗi chẳng có thợ phiếu nào ở thế gian phiếu được trắng như vậy. Ê-li và Môi-se hiện ra, nói chuyện cùng Đức Chúa Jêsus. Phi-e-rơ bèn cất tiếng thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy thầy, chúng ta ở đây tốt lắm; hãy đóng ba trại, một cái cho thầy, một cái cho Môi-se, và một cái cho Ê-li. Vì Phi-e-rơ không biết mình nói chi, tại cả ba đều sợ hãi. Lại có một đám mây bao phủ lấy; và từ đám mây có tiếng phán rằng: Người nầy là Con rất yêu dấu của ta, hãy vâng nghe người. Thình lình, các môn đồ ngó quanh quất, chẳng thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Chúa Jêsus ở với mình mà thôi. Khi từ trên núi xuống, Ngài cấm môn đồ đừng nói lại với ai những điều mình đã thấy, cho đến chừng nào Con người từ kẻ chết sống lại.”

Câu chuyện về sự hoá hình của Chúa Giê-xu được ghi lại trong Mác (đối chiếu Ma-thi-ơ 17: 1-3 và Lu-ca 9: 28-36) là minh hoạ cho ba nhân chứng rằng Chúa Giê-xu quả thật là Đấng như lời Ngài tuyên bố. Trong cả ba phần ký thuật về sự hoá hình của Chúa Giê-xu Christ, chúng ta được biết tên của ba môn đồ đi theo Chúa Giê-xu, là những nhân chứng nhìn thấy sự vinh hiển của Đấng Christ. Cũng có ba nhân chứng từ trời khác là Môi-se, Ê-li và tiếng phán của Đức Chúa Trời. Vì vậy, yêu cầu của luật pháp trong Cựu ước phải có ba nhân chứng khi chứng kiến bất kỳ sự việc nào (Phục truyện luật lệ ký 19: 15) được đáp ứng trên trời và trên đất. 

Từ “biến hình” là một chữ rất thú vị. Từ ngữ tiếng Hi lạp là “metamorphe” có nghĩa là “biến đổi”, “thay đổi” theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. Đây là một động từ mang ý nghĩa thay đổi sang một hình thức khác. Từ này cũng có nghĩa là “thay đổi bên ngoài cho phù hợp với bên trong”. Tiền tố “meta” có nghĩa là “thay đổi” và “morphe” có nghĩa là “hình thức”. Trong trường hợp hoá hình của Chúa Giê-xu Christ, từ này có nghĩa là thay đổi bên ngoài để phù hợp với thực trạng bên trong. Thần tính của Chúa Giê-xu bị “che khuất” (Hê-bơ-rơ 10: 20) trong hình hài của con người và sự hoá hình là một cái nhìn thoáng qua về sự vinh hiển của Chúa. Vì vậy, sự biến hình của Chúa Giê-xu bày tỏ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời nhập thể trong Đức Chúa Con. Tiếng phán của Đức Chúa Trời khẳng định sự thật về địa vị làm con của Chúa Giê-xu. Đây là lần thứ hai tiếng phán của Chúa được nghe thấy. Lần đầu tiên tiếng phán của Chúa được mọi người nghe thấy là lúc Chúa Giê-xu chịu phép báp-têm từ Giăng Báp-tít để bước vào chức vụ (Ma-thi-ơ 3: 7; Mác 1: 11; Lu-ca 3: 22).  

Do đó, sự hoá hình của Chúa Giê-xu Christ là một sự bày tỏ đặc biệt của thần tính Ngài và một cái nhìn thoáng qua về sự vinh hiển mà Chúa Giê-xu đã có trước khi Chúa đến thế gian trong hình hài của con người. Lẽ thật này được nhấn mạnh trong một phân đoạn trong thư tín của Phao-lô gởi cho tín hữu tại thành Phi-líp. “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” (Phi-líp 2: 5-11)

Con Trời đã đến thế gian trong hình hài con người để trở thành một tôi tớ thực thụ của Đức Chúa Trời và để ban tặng cho con người món quà tuyệt vời nhất từng được trao tặng, chính là sự sống đời đời. Sự hoá hình của Chúa Giê-xu là một dấu hiệu dễ nhận thấy trước sự hiện diện của các nhân chứng đáng tin cậy về năng quyền của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển, chính là Chúa Giê-xu Christ.

Các nhân chứng. Bằng chứng. Bốn sách Tân ước nhắc đến sự hoá hình. Bốn tác giả khác nhau nói về cùng một câu chuyện về sự hoá hình và tiếng phán của Đức Chúa Trời tuyên bố Chúa Giê-xu là Con Trời. Sách Phúc âm cộng quan (Ma-thi-ơ 17: 1-8; Mác 9: 2-8; Lu-ca 9: 28-36) miêu tả sự việc này và sách 2 Phi-e-rơ cũng nhắc đến cùng sự kiện (2 Phi-e-rơ 1: 16-18)

 

HÃY CÙNG XEM XÉT BẰNG CHỨNG

Chúa Giê-xu đã làm thành chính xác hơn 300 lời tiên tri trong Cựu ước. Sự ứng nghiệm chính xác. Chúa Giê-xu đã làm thành lời tiên tri chính xác về ngày Ngài sẽ chịu chết.

Việc Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự làm ứng nghiệm chính xác hơn 100 lời tiên tri về sự chết của Đấng Mê-si. Sự giáng sinh siêu nhiên của Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm chính xác những lời tiên tri trong Cựu ước. Sự hi sinh lạ lùng của Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm chính xác lời tiên tri trong Cựu ước.

Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi chết chính xác vào ngày mà Ngài đã nói tiên tri trước (ba ngày).

 

KẾT LUẬN CỦA BẠN LÀ GÌ? 

Nếu tôi là quan toà hay bồi thẩm đoàn, tôi sẽ tin rằng Chúa Giê-xu là Đấng như lời Ngài phán. Ngài là Con Trời. Và nếu Chúa đúng là Đấng như lời Ngài phán, tôi sẽ tin mọi lời Ngài phán.

Chúa phán rằng Ngài là con đường duy nhất đến Đức Chúa Trời. Con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi. Con đường duy nhất dẫn đến sự sống đời đời.

Tôi tin Chúa. Tôi tin Ngài được sinh bởi nữ đồng trinh, sống một đời sống vô tội, chết trên thập tự giá, được chôn trong ba ngày và sống lại từ cõi chết.

Bạn nghĩ gì về bằng chứng này? Và hãy nhớ rằng bằng chứng mà tôi vừa trình bày ở đây chỉ là một phần nhỏ của các bằng chứng thực thụ. Chỉ là một số nhỏ trong hằng trăm nhân chứng.

Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm được hàng ngàn cổ vật chứng minh và hậu thuẫn các bằng chứng Kinh thánh về Chúa Giê-xu.

Là một luật sư, là người đã từng tham gia hàng ngàn vụ án, kiểm chứng với hàng ngàn nhân chứng, lắng nghe thẩm phán hàng ngàn lần, tôi tin lời chứng của Chúa Giê-xu là sự thật.

Lời chứng của các môn đồ của Chúa cũng là sự thật. Các môn đồ đã chịu chết để tuyên bố bằng chứng về Chúa Giê-xu.

Tôi tin. Xin Chúa ban phước cho bạn, Dale

Sorry, this website uses features that your browser doesn’t support. Upgrade to a newer version of Firefox, Chrome, Safari, or Edge and you’ll be all set.